Hai Lúa là từ chỉ những người
nhà quê, vốn quê mùa lạc hậu ở trong ruộng, ra thành phố thường mắc cỡ
có những cử chỉ không tự nhiên trong giao tiếp, gây cười. Hai Lúa còn chỉ
người nông dân rặt quanh năm chỉ biết làm ruộng vườn hoặc chỉ nghề nông, đất nông nghiệp hai vụ lúa so đất màu, đất rẫy…
Nhìn chung Hai Lúa có nét đáng yêu,
chân phương, chất phác của vùng quê Miền Tây. Những từ như Hai Lúa, Cùi bắp… dần
trở thành thông dụng trong câu nói hằng ngày của người dân nơi đây. Miền Tây là
quê của Hai Lúa nhưng ở đây sản sinh nhiều “kỹ sư nông dân”, biết chế tạo nhiều
máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, Hai Lúa cũng rất khéo tay, chế biến
các sản phẩm mỹ nghệ từ Lục Bình, hay chăm sóc tạo dáng cây cảnh rất công phu… Nhân
vật trên phim ảnh đóng tốt mà chết danh Hai Lúa là hề Thanh Nam, ông là nghệ sĩ
người tỉnh Kiên Giang.
Còn Bác
Ba Phi là một
nhân vật trong văn học dân gian. Những câu chuyện kể về cuộc sống sinh hoạt thường
ngày nhưng được Bác Ba Phi cường điệu lên một cách quá đáng như rắn tát cá, chọi
đá làm máy bay rơi, leo cây ớt té gãy chân, lá khoai môn làm xuồng bơi qua kênh...
và được kể một cách tự nhiên khiến người nghe hoàn toàn bất ngờ và bật cười sảng
khoái.
Nhân vật nguyên mẫu của Bác Ba Phi
là nghệ nhân Nguyễn Long Phi (1884-1964). Ông vốn
là một nông dân tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, vốn có khiếu kể chuyện rất
phong phú và đặc sắc, được nhiều người ưa thích, phong là Nghệ nhân nói dóc.
Miền đất sản sinh những anh Hai Lúa
và bác Ba Phi có rất nhiều chuyện để nói vậy đó!
Bác Ba Phi nói dóc : Bắt Heo rừng
Hồi đó, ở cặp theo mé rừng U Minh này có làm ruộng nương, rẫy bái gì được
đâu! Heo rừng ngày đêm kéo từng bầy ra phá phách chịu không nổi. Những con heo
nọc chiếc lớn như con bò, đi ra tới xóm, rượt nhảy đực heo nái nuôi trong nhà.
Heo đẻ ra con nào mình mẩy cũng sọc dưa, mỏ nhọn thon thon.
Năm đó, tui có trồng mười công khoai lang với khoai môn. Khoai trúng thôi
là trúng. Khoai lang lá mướt rượt như thoa mỡ, đọt bò vượt vượt. Còn khoai môn,
tụi con nít ngắt mấy lá lớn thả lật ngửa dưới kinh làm xuồng bơi qua bơi lại.
Vậy mà chỉ trong vòng một đêm thôi, tui mắc công chuyện phải đi sông Ông Đốc,
mười công khoai bị heo ăn sạch bách. Ra thăm rẫy, tui thấy mà buồn ghê. Heo
lớn, heo nhỏ gì cũng ủi lút nửa con xuống đất để ăn củ khoai. Tức bụng quá, tui
chạy tuốt về nhà lấy cây mác vót ra. Cây mác của tui bén như nước. Tui đi nhẹ
nhẹ, cứa cho mỗi con một mác vào lưng. Cứa xong, tôi vỗ tay nạt lớn : “Heo! Ơi
là trời!”. Bầy heo giật mình nhảy dựng lên, định tốc chạy. Nhưng đâu có dễ !
Giống heo rừng xương sống ngay đơ lưng như cây đòn gánh, hễ con nào phóng mạnh
một cái là sụm ngay.
Tui kêu bả chống xuồng ra, chở về xẻ thịt, đem đi bán. Mùa đó tui bán thịt heo rừng lấy tiền lại lời gấp mười công khoai bị chúng ăn.
Tui kêu bả chống xuồng ra, chở về xẻ thịt, đem đi bán. Mùa đó tui bán thịt heo rừng lấy tiền lại lời gấp mười công khoai bị chúng ăn.
Nguồn Internet: Truyen cuoi Viet Nam; Wikipedia
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét