Thứ Bảy, 15 tháng 7, 2017

Địa danh Miền Tây

Sau đây là một số địa danh tại Miền Tây:
An Giang
Nổi tiếng với cụm di tích và thắng cảnh ở Núi Sam, Châu Đốc; rừng tràm Trà Sư; nơi có tổ đình đạo Hòa Hảo, thánh đường Hồi giáo; đặc sản có gỏi Sầu Đâu, mắm Châu Đốc…
Bạc Liêu
Là một tỉnh thuộc duyên hải vùng ĐBSCL, nằm trên bán đảo Cà Mau, mảnh đất cực Nam. Địa hình chủ yếu là đồng bằng, sông rạch và kênh đào chằng chịt, nơi đây có Vườn chim Bạc Liêu, có tháp cổ Vĩnh Hưng (huyện Vĩnh Lợi) di tích kiến trúc cổ của người Khmer Nam bộ với hơn 1.000 năm tuổi…
Bến Tre
Xứ dừa cũng là quê hương của Đồng khởi với nữ tướng Nguyễn Thị Định, nơi an nghỉ của Lãnh binh Thăng, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Thanh Giản…
Cà Mau
Là tỉnh ven biển ở cực nam của Việt Nam, nổi danh với chuyện Bác Ba Phi, mũi Cà Mau và cua biển Cà Mau…
Cần Thơ
Thủ phủ Miền Tây, được gọi là Tây Đô, xứ gạo trắng nước trong với nhiều danh lam thắng cảnh.
Đồng Tháp
Tỉnh nằm hoàn toàn trong nội địa, nổi danh với nem Lai Vung và quýt hồng.
Hậu Giang
Tỉnh có thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại, có nguồn thủy sản phong phú, chủ yếu tôm cá nước ngọt và chăn nuôi gia súc. Sông Mái Dầm có đặc sản cá ngát nổi tiếng. Chợ nổi Ngã Bảy Phụng Hiệp, Lung Ngọc Hoàng, chiến thắng Tầm Vu, đền thờ Bác Hồ ở xã Lương Tâm… là những địa danh nổi tiếng.
Kiên Giang
Kiên Giang là tỉnh ở cực Tây Nam của tổ quốc, tỉnh được ví như một nước Việt Nam thu nhỏ với nhiều danh lam, thắng cảnh thu hút khách du lịch gần xa thưởng ngoạn.
Long An
Nổi tiếng với gạo Nàng thơm Chợ Đào, rượu đế Gò Đen, Nhà trăm cột…
Sóc Trăng
Là một tỉnh ven biển có đông đồng bào dân tộc Khmer, nổi tiếng với bánh Pía, chùa Chén Kiểu, chùa Dơi, chùa Đất Sét, lễ hội Okombok…
Tiền Giang
Là tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch với di tích Ấp Bắc, lăng Trương Định, đặc sản có cháo cá lóc rau đắng, nhãn Nhị Quý…
Trà Vinh
Đây là địa bàn cư trú lâu đời của cộng đồng dân tộc Khmer có nền văn hóa dân tộc đặc trưng tiếng nói, chữ viết, món ăn. Nổi tiếng là những cây cổ thụ tại TP.Trà Vinh, ao Bà Om, bánh tét Trà Cuôn…
Vĩnh Long
Tỉnh Vĩnh Long nằm giữa hai nhánh sông chính của sông Cửu Long là sông Tiền và sông Hậu, đất đai màu mỡ với nhiều loại trái cây đặc sản như bưởi Năm Roi, cam, xoài, quýt, nhãn, chôm chôm, măng cụt...
Đảo Phú Quốc
Mệnh danh đảo ngọc, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam với diện tích ngang đảo Xinhgapo, đảo nằm trong Vịnh Thái Lan. Đảo Phú Quốc có 99 ngọn núi cùng quần thể 22 đảo tại đây tạo thành huyện đảo trực thuộc tỉnh Kiên Giang, hướng đến đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
Hòn Khoai
Tên cũ: Đảo Giáng Hương, Ile Independence, Paulo Obi là tên một cụm đảo thuộc tỉnh Cà Mau. Đảo cách đất liền 14,6 km, nằm về phía nam xã Đất Mũi thuộc huyện Ngọc Hiển; Quần đảo bao gồm 5 hòn đảo nằm sát nhau.
Hòn Đá Bạc
Hòn Đá Bạc ở xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, hiện có cầu bê tông dài nối đất liền với Hòn Đá Bạc.
Cù lao Tân Lộc
Cù lao trên sông Hậu, thuộc phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ, có diện tích khoảng 32,6 km2, hình dạng như một chiếc thuyền xanh nổi giữa sông.
Bảy Núi
Còn có tên là Thất Sơn với 7 ngọn núi không liên tục, nổi tiếng nhất là Núi Cấm. Ở đây còn có Lễ hội đua bò rất sôi động.
Gò Quao
Là một huyện có đông đồng bào dân tộc Khmer của tỉnh Kiên Giang, hàng năm huyện tổ chức lễ hội Okombok thu hút rất đông khách tham quan.

(Đang cập nhật)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét