Thứ Bảy, 8 tháng 7, 2017

Tiếng Việt: chữ Nôm hay chữ quốc ngữ?

Chữ quốc ngữ là chữ ghi thanh, có xuất xứ từ tiếng La tinh và được người Việt hoàn thiện, trong khi chữ Nôm là sản phẩm vay mượn của người Hán (từ chữ Nho) nên chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa Trung Hoa. 
Thêm vào đó, chữ Nôm khó sử dụng để giao tiếp, tư duy nên đã bị loại bỏ, và lùi xa so với chữ quốc ngữ trong tiến trình phát triển của xã hội.
Nhiều người lại cho rằng, chữ Nôm mới chính là sản phẩm thuần Việt, mang tính dân tộc và chứa đựng bản sắc dân tộc, người Việt dùng chữ Nôm để sáng tác thơ văn, viết sử.
Thiển nghĩ, chữ quốc ngữ tiện lợi, hiện đại nên được dùng rộng rãi, chữ Nôm được cha ông ta sử dụng trong một thời kỳ lịch sử khá dài, cả hai đều có giá trị và dù lạc hậu chữ Nôm vẫn có vị trí của nó trong tâm thức người Việt, cần được bảo tồn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét