Poulo Wai (Hòn Ông, Hòn Bà hay đảo Vai, Hòn Trọc) và Song Tử (Song Tử Tây, Song Tử Đông) là các đảo vốn quy thuộc Việt Nam, hiện trạng đảo Vai thuộc Campuchia, còn Song Tử Đông do Philippines kiểm soát, chúng ta chỉ còn giữ được Song Tử Tây. Sau đây là 02 bài viết sưu tầm nói về các nhiệm vụ liên quan đến các đảo này.
Người nhái đột kích thám sát đảo Poulo Wai (Hòn Ông, Hòn Bà) trong Vịnh
Thái Lan
Anh em Hải Quân nào còn nhớ những chuyến tuần tiễu ở
vịnh Phú Quốc, có lẽ sẽ hình dung hai hòn đảo nhỏ, Hòn Ông và Hòn Bà, nằm xế về
hướng Tây mũi Cà Mau, cách Hòn Khoai (Poulo Obi) độ vài tiếng hải hành. Vào
những năm 1957-1958 chính phủ Cam Bốt thời đó đã đổ dân và quân lên chiếm đóng.
Sau Tết Mậu Thân, nhiều nơi thuộc quần đảo Phú Quốc bị Cam Bốt xâm chiếm và miền
Nam VN đã dùng đủ uy thế để lấy lại. Riêng Hòn Ông, Hòn Bà đã bị chiếm từ lâu
nên Liên đội người Nhái HQVN được lệnh lên thám sát để chuẩn bị cho một cuộc
hành quân thủy bộ tái chiếm nếu cần.
Thiếu tá Nguyễn An, trưởng phòng 3 BTL/HQ cho tôi biết là cuộc thám sát này chỉ có Bộ Tổng Tham Mưu biết và đặc biệt không muốn cho người bạn đồng minh (Mỹ) hay.
- Công tác này rất đặc biệt vì không muốn "incidence diplomatique" (rắc rối ngoại giao), vì vậy toa nhắm có thể tránh đổ máu được không?
Nói xong anh An nheo mắt nhìn tôi mỉm cười thách đố. Tôi cười trả lời:
- Ðột kích là nghề của bọn tôi, vả lại Ðại ca cho đi biển chơi thì còn gì thích bằng. Tuy nhiên, tôi có anh cố vấn (Mỹ) rất "chăm chỉ", làm sao tôi có thể súng ống lên đường mà đương sự không hay được?
- Vậy thì toa đi chủ nhật!
- Vâng!
Chúng tôi thảo kế hoạch hai toán đổ bộ, tôi dẫn toán lên Hòn Ông; HQ. Trung úy Nguyễn Văn Tư dẫn toán lên Hòn Bà, nằm cách đó vài hải lý. Anh An dặn:
- Trước khi đi toa nhớ đem theo máy ảnh chụp các bãi đổ bộ, chỉ có điều moa vẫn sợ tụi toa bắn ẩu, cái này mình công tác không "chính thức" nên không muốn làm ồn ào....
Tôi nói đùa để trấn an anh An:
- Trung úy Tư và tôi là thiện xạ của Quân Lực, chúng tôi chỉ bắn khi cần thiết để bảo vệ sinh mạng, đại ca yên chí.
Ðến ngày chủ nhật, chúng tôi tập hợp lên tàu, xuồng cao su, súng đạn và lương thực đầy đủ.
Trước khi khởi hành tôi tập họp anh em, thuyết trình mục tiêu tổng quát của cuộc hành quân và phương pháp thực hiện. Công tác hải kích theo đúng nguyên tắc phải được tập dượt nhiều ngày và cần thuyết trình trước khi đi và sau khi về. Nó có tính cách học hỏi liên hồi vì trên thực tế, chuyện bất trắc có thể xảy ra một cách không ngờ được, vì vậy kinh nghiệm và sự chuẩn bị sẵn sàng tư tưởng là yếu tố quan trọng.
Chúng tôi dự định thả toán Trung úy Tư trước, ở "dưới gió" Hòn Bà, sau đó toán tôi sẽ đổ bộ lên Hòn Ông. Ðổ bộ dưới gió vì ban đêm tiếng động đi rất xa, nếu nằm trên gió, tiếng chèo khua vào nhau nghe rất rõ. Chúng tôi chèo thuyền cao su từ nơi tàu thả đến bờ khoảng 3 cây số. Ðêm có trăng nên chèo rất cẩn thận và tuy không hồi hộp như những chuyến đi ra hướng Bắc, nhưng cũng không thể coi thường. Ðến bờ, rất may không có sóng, trước mặt hiện ra một cảnh như làng quê với nhiều đồi cao và bụi chuối. Lên bờ, chúng tôi phải tìm chỗ dấu xuồng. Bãi đổ bộ có bờ đá để đi nhưng lại rải rác nhiều vỏ tre lồ ồ khô, đạp lên kêu bôm bốp, khiến chúng tôi phải chú tâm thận trọng khi di chuyển. Tôi cho khiêng xuồng đi lên phía bụi rậm ở khá xa bờ để dấu, tìm một nơi thật "bảo đảm" để làm trạm đóng quân.
Theo tin tức thiếu tá An cho biết thì trên đảo có một đồn quân Miên nhưng chưa biết quân số ra sao. Trong khi tuần tham quanh vùng, tôi thấy một đường mòn lớn chạy xuyên các bụi cây rậm rạp ăn qua bên kia đảo. Ðợi đến đêm tôi để lại 4 người và dẫn theo 3 người có nhiều kinh nghiệm "hải kích", nhờ những chuyến công tác ở ngoài hướng Bắc. Chúng tôi vượt con đường mòn qua bên kia đảo, theo thế "cóc nhảy", mỗi người chạy một đoạn, người ngừng lại để bảo vệ cho người kế đi qua. Khi đến phần đảo bên kia thì mặt trăng hiện ra, sáng tỏa vằng vặc, lấp lánh trên mặt biển trước mặt. Cảnh trí thơ mộng và êm ả làm tôi bỗng chốc quên đi công tác thám sát của mình. Nhưng rồi thực tế lại trở về. Chúng tôi di chuyển dọc theo ghềnh đá về hướng Bắc đảo cho đến lúc hết ngõ đi thì quay lại hướng Nam. Ði gần về cuối đảo, chúng tôi nghe tiếng chó sủa xa xa và ẩn hiện vài nóc nhà. Khi đến gần khu nhà, chúng tôi quan sát thấy hơn 10 người Miên (Khmer) cả nam lẫn nữ, ngồi chung quanh một đống lửa, cười cười nói nói.
Quan sát một chập, tôi ra hiệu rút lui về bên kia đảo, nơi đóng quân để tạm nghỉ. Chúng tôi chia nhau canh gác. Anh em Người Nhái không bao giờ cho tôi chia sẻ một phiên gác khi hành quân, cho nên tôi được một giấc ngủ "thần tiên" trong vài tiếng đồng hồ.
Sáng sớm tôi dẫn 4 người còn lại đi quanh đảo bên phía Tây. Phần đảo này không có nhà cửa. Trên bờ đá chỉ thấy rải rác các vỏ đạn cũ, không hiểu do người ở đảo bắn hay người ở xa ghé lại. Ðặc biệt là từ khi đổ bộ lên bờ, máy vô tuyến bị hư cho nên tôi phải chờ đến chiều tối thứ ba mới chèo xuồng ra lại điểm hẹn như đã thiết kế. Tuy nhiên tôi đã dặn trước, khi lên bờ nếu có gì bất trắc, chúng tôi sẽ bắn hỏa châu báo hiệu để chiến hạm đến tiếp cứu.
Chiều, trước khi mặt trời lặn, tôi cùng hai nhân viên trở lại phía bên kia đảo để chụp hình địa điểm có thể đổ bộ và trở về bên này. Lội ra xa chụp vào một loạt hình. Ðêm đó tôi rút ra êm thắm và khi lên tàu thì toán Trung úy Tư cũng đã về, mọi sự bình yên.
Chuyến công tác "Hòn Ông - Hòn Bà" này đã khởi đầu cho những loạt công tác khó khăn, đổ máu nhiều sau này. Tác giả: NN Trịnh Hòa Hòa Hiệp
Thiếu tá Nguyễn An, trưởng phòng 3 BTL/HQ cho tôi biết là cuộc thám sát này chỉ có Bộ Tổng Tham Mưu biết và đặc biệt không muốn cho người bạn đồng minh (Mỹ) hay.
- Công tác này rất đặc biệt vì không muốn "incidence diplomatique" (rắc rối ngoại giao), vì vậy toa nhắm có thể tránh đổ máu được không?
Nói xong anh An nheo mắt nhìn tôi mỉm cười thách đố. Tôi cười trả lời:
- Ðột kích là nghề của bọn tôi, vả lại Ðại ca cho đi biển chơi thì còn gì thích bằng. Tuy nhiên, tôi có anh cố vấn (Mỹ) rất "chăm chỉ", làm sao tôi có thể súng ống lên đường mà đương sự không hay được?
- Vậy thì toa đi chủ nhật!
- Vâng!
Chúng tôi thảo kế hoạch hai toán đổ bộ, tôi dẫn toán lên Hòn Ông; HQ. Trung úy Nguyễn Văn Tư dẫn toán lên Hòn Bà, nằm cách đó vài hải lý. Anh An dặn:
- Trước khi đi toa nhớ đem theo máy ảnh chụp các bãi đổ bộ, chỉ có điều moa vẫn sợ tụi toa bắn ẩu, cái này mình công tác không "chính thức" nên không muốn làm ồn ào....
Tôi nói đùa để trấn an anh An:
- Trung úy Tư và tôi là thiện xạ của Quân Lực, chúng tôi chỉ bắn khi cần thiết để bảo vệ sinh mạng, đại ca yên chí.
Ðến ngày chủ nhật, chúng tôi tập hợp lên tàu, xuồng cao su, súng đạn và lương thực đầy đủ.
Trước khi khởi hành tôi tập họp anh em, thuyết trình mục tiêu tổng quát của cuộc hành quân và phương pháp thực hiện. Công tác hải kích theo đúng nguyên tắc phải được tập dượt nhiều ngày và cần thuyết trình trước khi đi và sau khi về. Nó có tính cách học hỏi liên hồi vì trên thực tế, chuyện bất trắc có thể xảy ra một cách không ngờ được, vì vậy kinh nghiệm và sự chuẩn bị sẵn sàng tư tưởng là yếu tố quan trọng.
Chúng tôi dự định thả toán Trung úy Tư trước, ở "dưới gió" Hòn Bà, sau đó toán tôi sẽ đổ bộ lên Hòn Ông. Ðổ bộ dưới gió vì ban đêm tiếng động đi rất xa, nếu nằm trên gió, tiếng chèo khua vào nhau nghe rất rõ. Chúng tôi chèo thuyền cao su từ nơi tàu thả đến bờ khoảng 3 cây số. Ðêm có trăng nên chèo rất cẩn thận và tuy không hồi hộp như những chuyến đi ra hướng Bắc, nhưng cũng không thể coi thường. Ðến bờ, rất may không có sóng, trước mặt hiện ra một cảnh như làng quê với nhiều đồi cao và bụi chuối. Lên bờ, chúng tôi phải tìm chỗ dấu xuồng. Bãi đổ bộ có bờ đá để đi nhưng lại rải rác nhiều vỏ tre lồ ồ khô, đạp lên kêu bôm bốp, khiến chúng tôi phải chú tâm thận trọng khi di chuyển. Tôi cho khiêng xuồng đi lên phía bụi rậm ở khá xa bờ để dấu, tìm một nơi thật "bảo đảm" để làm trạm đóng quân.
Theo tin tức thiếu tá An cho biết thì trên đảo có một đồn quân Miên nhưng chưa biết quân số ra sao. Trong khi tuần tham quanh vùng, tôi thấy một đường mòn lớn chạy xuyên các bụi cây rậm rạp ăn qua bên kia đảo. Ðợi đến đêm tôi để lại 4 người và dẫn theo 3 người có nhiều kinh nghiệm "hải kích", nhờ những chuyến công tác ở ngoài hướng Bắc. Chúng tôi vượt con đường mòn qua bên kia đảo, theo thế "cóc nhảy", mỗi người chạy một đoạn, người ngừng lại để bảo vệ cho người kế đi qua. Khi đến phần đảo bên kia thì mặt trăng hiện ra, sáng tỏa vằng vặc, lấp lánh trên mặt biển trước mặt. Cảnh trí thơ mộng và êm ả làm tôi bỗng chốc quên đi công tác thám sát của mình. Nhưng rồi thực tế lại trở về. Chúng tôi di chuyển dọc theo ghềnh đá về hướng Bắc đảo cho đến lúc hết ngõ đi thì quay lại hướng Nam. Ði gần về cuối đảo, chúng tôi nghe tiếng chó sủa xa xa và ẩn hiện vài nóc nhà. Khi đến gần khu nhà, chúng tôi quan sát thấy hơn 10 người Miên (Khmer) cả nam lẫn nữ, ngồi chung quanh một đống lửa, cười cười nói nói.
Quan sát một chập, tôi ra hiệu rút lui về bên kia đảo, nơi đóng quân để tạm nghỉ. Chúng tôi chia nhau canh gác. Anh em Người Nhái không bao giờ cho tôi chia sẻ một phiên gác khi hành quân, cho nên tôi được một giấc ngủ "thần tiên" trong vài tiếng đồng hồ.
Sáng sớm tôi dẫn 4 người còn lại đi quanh đảo bên phía Tây. Phần đảo này không có nhà cửa. Trên bờ đá chỉ thấy rải rác các vỏ đạn cũ, không hiểu do người ở đảo bắn hay người ở xa ghé lại. Ðặc biệt là từ khi đổ bộ lên bờ, máy vô tuyến bị hư cho nên tôi phải chờ đến chiều tối thứ ba mới chèo xuồng ra lại điểm hẹn như đã thiết kế. Tuy nhiên tôi đã dặn trước, khi lên bờ nếu có gì bất trắc, chúng tôi sẽ bắn hỏa châu báo hiệu để chiến hạm đến tiếp cứu.
Chiều, trước khi mặt trời lặn, tôi cùng hai nhân viên trở lại phía bên kia đảo để chụp hình địa điểm có thể đổ bộ và trở về bên này. Lội ra xa chụp vào một loạt hình. Ðêm đó tôi rút ra êm thắm và khi lên tàu thì toán Trung úy Tư cũng đã về, mọi sự bình yên.
Chuyến công tác "Hòn Ông - Hòn Bà" này đã khởi đầu cho những loạt công tác khó khăn, đổ máu nhiều sau này. Tác giả: NN Trịnh Hòa Hòa Hiệp
Biến cố đảo Song Tử Tây
Đây là chuỗi sự kiện thay cờ đổi chủ trên đảo
Song Tử Tây.
Ngày 14 tháng 3 năm 1933, chính quyền Pháp cho
đội tàu gồm Malicieuse, Arlete
và hai tàu Astrobale và de Lanessan ra quần đảo Trường Sa để
tổ chức nghi lễ chiếm hữu các đảo chính. Ngày 26 tháng 7, Bộ Ngoại giao Pháp ra
thông báo về hành động trên, đồng thời công khai danh sách các đảo chính thuộc
Trường Sa mà nước này chiếm hữu, trong đó có nhóm Hai Đảo (tiếng Pháp Groupe
de Deux-Îles), tức cặp đảo Song Tử Đông và Song Tử Tây. Ngày 21 tháng 12
năm 1933, thống đốc Nam Kỳ J. Krautheimer ký nghị định số 4702-CP sáp nhập số
đảo trên vào địa phận tỉnh Bà Rịa thuộc Liên bang Đông Dương. Tới năm 1956,
chính quyền Miền Nam VN tiếp thu quyền kiểm soát hai đảo.
Năm 1959, Miền Nam VN đổi tên các đảo này
thành Song Tử và sáp nhập chúng
vào tỉnh Phước Tuy. Đến năm 1963, thủy thủ trên các tàu Hương Giang, Chi Lăng
và Kỳ Hòa đã xây dựng lại bia chủ quyền một cách có hệ thống tại một số đảo
thuộc Trường Sa, trong đó có đảo Song Tử Đông và Song Tử Tây, tuy nhiên không
có quân đội đồn trú trên cặp đảo này.
Phillipines cưỡng chiếm đảo năm 1970
Năm 1970, tổng thống Phillipines Ferdinand
Marcos ra lệnh cho một nhóm biệt kích bí mật tiến chiếm đảo Song Tử Tây và Song
Tử Đông (tiếng Phillipines gọi là Pugad và Parola). Đây là một nhiệm vụ bí mật
và người chỉ huy chỉ được phép gỡ niêm của lệnh sau một thời điểm thích hợp
được quy định trước. Cuộc đánh chiếm không gặp phải sự kháng cự nào, theo ghi
nhận trên đảo không có người. Tuy nhiên sau đó quân đội Phillipines báo cáo về
tổng hành dinh về sự hiện diện của quân đội chính quyển SG ở trên đảo Song Tử
Tây, tổng hành dinh đã ra lệnh là mặc kệ họ. Mấy tháng sau khi Phillipines
chiếm đảo, sự kiện này mới được các nước khác biết đến.
Sự kiện tháng 2 năm 1974
Đầu năm 1974, sau khi đánh mất nhóm đảo Lưỡi
Liềm của quần đảo Hoàng Sa vào tay Hải quân Trung Quốc trong trận hải chiến
Hoàng Sa, chính quyền SG chỉ thị quân đội tiến hành chiến dịch Trần Hưng Đạo 48 để chiếm một số đảo
ở Trường Sa. Binh sĩ Việt Nam đã bất ngờ đổ quân chiếm lại đảo Song Tử Tây từ
quân Phillipines khi toán quân đồn trú tại đây sang đảo Song Tử Đông dự tiệc
mừng viên chỉ huy tại đảo này.
Người ta còn cho là một cơn bão nhỏ xảy ra vào
ngày hôm đó đã khiến các binh sĩ Philippines tạm thời ở lại đảo Song Tử Đông để
trú bão. Khi quay trở lại đảo, lính Phillipines đã thấy binh sĩ Việt Nam có vũ
trang đang hát quốc ca trên đảo, nên họ vội quay trở lại Song Tử Đông để báo
tin và đề phòng phía Việt Nam đánh úp nốt đảo này. Phía Phillipines đặt binh sĩ
đồn trú tại Song Tử Đông và đảo Thị Tứ trong tình trạng báo động đỏ.
Từ tháng 4 đến tháng 12 năm 1974, hải quân
Việt Nam hoàn tất việc xây dựng hệ thống phòng thủ trên đảo. Chính quyền
Phillipines giữ im lặng về sự kiện này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét