Doanh
nghiệp là 01 tổ chức tập hợp nhiều người, để vận hành doanh nghiệp ngoài các quy trình, quy chế,
quy định, nội quy, thỏa ước,… còn có văn hóa doanh nghiệp.
Nói
nôm na, đó là cách ứng xử có văn hóa giữa con người với nhau, giữa đồng nghiệp
với nhau trong 01 doanh nghiệp. Nó có tính lan tỏa nhưng đòi hỏi sự chung tay,
góp sức để “làm”.
Văn
hóa doanh nghiệp không phải tự thân, đó là kết quả đúc kết từ truyền thống, từ
tâm huyết của những con người trong cùng doanh nghiệp, từ lãnh đạo đến nhân
viên cam kết cùng thực hiện như nhau, giống nhau hướng về mục tiêu chung (nếu
không người ta sẽ phân chia ra thành văn hóa lãnh đạo, văn hóa nhân viên).
Văn
hóa doanh nghiệp cũng đòi hỏi con người phải có ý thức, hiểu và sẻ chia, bởi
trong môi trường doanh nghiệp có rất nhiều vấn đề: cạnh tranh, áp lực công việc,
đoàn kết nội bộ,…
Đâu
đó trong doanh nghiệp ta vẫn còn thấy cách hành xử thiếu văn hóa, thiếu tính
chuyên nghiệp, ví dụ vẫn gọi nhau là nó, là thằng, vẫn cãi vả thậm chí thượng cẳng
chân hạ cẳng tay với nhau, vẫn có chuyện nói móc nói nghéo, nói sau lưng người
khác,… họ kéo bè kéo cánh, phe phái, lợi ích nhóm rồi trục lợi, tham ô, tham
nhũng… họ làm gì cũng nghĩ đến lợi ích của mình trước hết, nói nhiều làm ít, nói
không đi đôi với làm, họ gièm pha nói xấu sau lưng người khác, họ thích quyền lực, nịnh bợ trên khinh thường dưới; “Ai hẩu
với mình thì dù nói không đúng cũng nghe, tài không có cũng dùng. Ai không thân
với mình thì dù họ có tài cũng tìm cách dìm họ xuống, họ nói phải mấy cũng
không nghe” – Hồ Chí Minh; họ gây mất đoàn kết, họ ngày đêm lo nghĩ chuyện triệt
hạ nhau chứ không vì cái chung, lợi ích chung, đối với họ văn hóa doanh nghiệp
chỉ là hình thức, tấm bình phong che đậy cho các hành vi của mình… họ rất khéo
che đậy điều đó.
Họ luôn nghĩ là họ đúng, họ hơn người, họ tồn tại, tổ chức dung nạp họ, tạo điều kiện cho họ tiến thân (nhưng có lúc nào họ nghĩ khi mình "hạ cánh an toàn", khi gặp lại đồng nghiệp cũ có ai trọng họ, quý họ hay việc họ làm chỉ là những ký ức chỉ đáng để quên đi).
Với sự lệch lạc đó, họ đã làm đau lòng rất nhiều người, làm tổn thương cho doanh nghiệp, làm suy yếu tổ chức như 01 căn bệnh từ bên trong.
Nhiều người tặc lưỡi, “thôi kệ họ, đừng để bụng làm gì”. Đó là kiểu không dung túng nhưng cũng chấp nhận (?!)
Với sự lệch lạc đó, họ đã làm đau lòng rất nhiều người, làm tổn thương cho doanh nghiệp, làm suy yếu tổ chức như 01 căn bệnh từ bên trong.
Nhiều người tặc lưỡi, “thôi kệ họ, đừng để bụng làm gì”. Đó là kiểu không dung túng nhưng cũng chấp nhận (?!)
Nhưng…
tôi chắc nhiều người sẽ không chấp nhận, không bằng lòng với việc ấy. Doanh
nghiệp là mái nhà chung, mọi người trong doanh nghiệp cần lo cho nồi cơm chung,
phải biết ứng xử hợp lẽ phải: Tôn trọng nhau, tình cảm đồng nghiệp quý mến
nhau, trên hết là tình người, tình đồng loại.
Cần
lắm sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ với nhau trong công việc và trong cuộc sống,
hãy giảm bớt cái tôi vì tập thể, vì doanh nghiệp mình.
Vậy
thì, để văn hóa doanh nghiệp thực chất, trở thành bầu không khí trong lành của
doanh nghiệp rất cần việc thực hành, bằng việc làm, lối suy nghĩ khác tích cực hơn, để không chỉ là câu khẩu hiệu suông. Việc phê và tự phê bình cần tránh hình thức,
hãy mạnh dạn phê phán nhau khi có các biểu hiện thiếu văn hóa trong doanh nghiệp. Hãy hành động đi, cố tránh lối mòn, hô hào sáo rỗng.
Ngay
từ bây giờ hãy khởi động lại, tiếp thêm sinh lực cho văn hóa doanh nghiệp bằng việc xác định đúng đắn: Ai ? Con người nào? Bắt đầu từ đâu ? Tổ chức nào, môi trường
làm việc nào? Làm thế nào? Kết quả ra sao ?
Rồi thời gian sẽ trả lời những câu hỏi đó.
Rồi thời gian sẽ trả lời những câu hỏi đó.
Quy
luật đào thải sẽ đến đối với kẻ ngược dòng. Người phục thiện, sửa chữa lỗi lầm
sẽ được khoan dung. Chắc chắn vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét