Di chỉ Nền Chùa thuộc xã Tân Hội, huyện Tân
Hiệp: phát hiện di tích cư trú (nhiều cột gỗ, sàn gỗ, đồ gốm, lớp tham tro,
trái cây cổ…), di tích kiến trúc (nền móng công trình bằng đá, dài 30m, rộng
29m), di tích mộ táng và nhiều hiện vật mộ táng (than xương, mảnh gốm, đá quý,
vàng lá có chạm vạch hình, đặc biệt là hạt lúa cổ), di tích đường nước cổ.
Di chỉ Cạnh Đền thuộc xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh
Thuận: phát hiện ra 3 địa điểm chính là Đền Vua, các Liếp và kinh Chín Huệ,
phát hiện 5 sọ cổ, di tích cư trú (nhiều đá hoa cương, gạch vỡ, cọc gỗ, nhà
sàn, đồ gốm, vỏ sò, xương động vật).
Di chỉ Đá Nổi thuộc xã Thạnh Đông huyện Tân
Hiệp: phát hiện di tích kiến trúc (nhiều khối đá hoa cương), vết tích cư trú,
hệ thống 11 đường nước cổ có hình rẻ quạt, đoạn dài nhất là 80km nối từ Đá Nổi
đến tỉnh Tà keo, Cam-pu-chia.
Di chỉ Giồng Đá thuộc xã Tân Định, huyện Giồng
Riềng: phát hiện nhiều mẫu gốm thuộc loại hình Văn hóa Óc Eo và văn hóa Cù Lao
Rùa (thuộc nền văn hóa Đồng Nai), đường nước cổ.
Di chỉ Mốp Giăng thuộc xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất:
phát hiện vết tích kiến trúc (1 cụm đá hoa cương, nhiều cọc gỗ, gạch vỡ), mảnh
gốm đặc trưng cho loại hình Văn hóa Óc Eo.
Di tích khảo cổ học Giồng Xoài thuộc ấp Sơn Hòa,
xã Mỹ Hiệp Sơn, huyện Hòn Đất: là một giồng cát nằm theo hướng Bắc-Đông Bắc,
Nam-Đông Nam, dài khoảng 800m, rộng khoảng 600m (diện tích gần 05ha), cách chân
núi Ba Thê (An Giang) 1.000m về phía Nam, cách gò Óc Eo khoảng 2.000m về phía
Tây- Tây Nam. Giồng Xoài là địa điểm xa dân cư, hơn nữa thuộc vùng sâu, vùng xa
nên đường đi đến không được thuận tiện lắm, nhưng vẫn đi đến được bằng đường thủy,
đường bộ.
Di tích khảo cổ học Giồng Xoài mới được khai
quật vào năm 2001, đã phát hiện 02 loại hình di chỉ khảo cổ học, đó là: di chỉ
kiến trúc tôn giáo và di chỉ cư trú thuộc văn hóa Óc Eo và tiền Óc Eo (được xác
định bởi các hố khai quật). Trong quá trình khai quật đã được các nhà khảo cổ
thực hiện một cách khoa học, nên hiện nay kiến trúc móng của kiến trúc tôn giáo
còn giữ lại được tương đối nguyên vẹn, vật liệu kiến trúc bị hư hỏng nhiều do
thời gian tồn tại khá lâu trong lòng đất. Di tích này còn đưa đến những tiền đề
khoa học cho việc tìm hiểu, khám phá tiếp theo về nền văn hóa Óc Eo, về lịch sử
xa xưa của đồng bằng Nam bộ Việt Nam.
Ngoài 06 di chỉ văn hóa
Óc Eo nói trên, còn một số địa điểm khảo cổ khác do nhân dân tình cờ phát hiện
trong khi đào kênh, ao, đìa… Tại Xẻo Lúa và Xẻo Lá (xã Động Thạnh, huyện An
Biên), tìm thấy thuyền độc mộc dài 6,34 mét, rộng 1,20 mét và sàn gỗ mỗi cạnh
rộng 2 mét. Tại ngọn rạch Tuần Thơm (xã Hòa Tiến, huyện Vĩnh Thuận), tìm thấy
thuyền dài 13,5 mét, rộng 6 mét, bằng gỗ ghép, kết bằng dây mây. Tại Kêng Ba và
kênh Một (xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận), tìm thấy vận dụng bằng đồng, gốm,
xương động vật… Theo Thế Hạnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét