Hai người cùng chui ra khỏi ống khói, ai sẽ
là người đi rửa mặt?
Có một anh sinh viên thành tích học tập rất tốt,
không có môn nào bị dưới điểm A. Anh lại vô cùng ham học hỏi, thấy gì hay là
muốn học liền. Một ngày nọ, anh đọc được vài trang trong cuốn sách Talmud – Trí
tuệ của người Do Thái thấy hay quá, bèn quyết định đến tìm một giáo sĩ Do Thái
nổi tiếng ở thành phố nơi anh ta sống để xin được giảng dạy thêm.
Trước khi giúp anh sinh viên, giáo sĩ nói đây là
quyển sách sâu sắc nhất về trí tuệ của người Do Thái, do đó ông sẽ thử kiểm tra
trí thông minh của anh chàng bằng một câu hỏi, rồi mới quyết định có giúp anh
nghiên cứu cuốn sách hay không.
Anh sinh viên đồng ý và giáo sĩ đặt câu hỏi:
– Hai người đàn ông cùng leo ra khỏi một ống khói,
một người mặt mũi sạch sẽ còn một người lại nhem nhuốc, dính đầy muội than. Ai
sẽ là người đi rửa mặt?
Anh sinh viên nhanh nhảu đáp:
– Người mặt bẩn sẽ đi rửa mặt! Đây mà cũng được
gọi là một câu hỏi ư?
Giáo sĩ thủng thẳng trả lời:
– Sai rồi. Người mặt sạch sẽ đi
rửa mặt. Người mặt bẩn nhìn thấy người mặt sạch nên nghĩ mặt mình cũng sạch.
Người mặt sạch nhìn người mặt bẩn nghĩ rằng mặt mình cũng bẩn nên anh ta đi rửa
mặt.
Anh sinh viên há miệng ngạc nhiên, xin thêm một cơ
hội nữa. Giáo sĩ vẫn đưa ra câu hỏi y hệt ban đầu. Lần này, anh sinh viên trả
lời: “Không phải vừa mới nói người mặt
sạch đi rửa mặt đấy sao!”
Giáo sĩ chỉ cười rồi đáp:
– Cả hai cùng đi rửa mặt. Người
mặt sạch nhìn thấy người mặt bẩn, nghĩ mặt mình cũng bẩn nên đi rửa mặt. Sau đó
người mặt bẩn thấy người mặt sạch đi, cũng liền đi theo.
Anh sinh viên không biết nói năng ra làm sao nữa,
bèn năn nỉ xin một câu hỏi khác. Vị giáo sĩ vẫn chỉ hỏi lại câu hỏi ban đầu.
– Trời ơi, rõ ràng nói hai người
cùng đi rửa mặt mà!
Giáo sĩ lại lắc đầu, đáp:
– Vẫn chưa đúng. Chẳng ai trong
số họ đi rửa mặt cả. Người mặt bẩn nhìn thấy người mặt sạch nên anh ta cũng
nghĩ mình không bị nhem nhuốc, nên không đi rửa mặt. Còn người mặt sạch thấy
người mặt bẩn không rửa mặt thế thì mình cũng cần gì phải rửa nữa.
Anh sinh viên không còn tin vào tai mình nữa. Tất cả câu trả lời của anh đều sai, anh cố đấm ăn xôi, năn nỉ giáo sĩ cho anh ta thêm một cơ hội cuối cùng. Giáo sĩ đồng ý và vẫn chỉ hỏi câu hỏi y hệt như cũ. Anh sinh viên tuyệt vọng gào lên:
Anh sinh viên không còn tin vào tai mình nữa. Tất cả câu trả lời của anh đều sai, anh cố đấm ăn xôi, năn nỉ giáo sĩ cho anh ta thêm một cơ hội cuối cùng. Giáo sĩ đồng ý và vẫn chỉ hỏi câu hỏi y hệt như cũ. Anh sinh viên tuyệt vọng gào lên:
– Không ai đi rửa mặt cả! Thầy vừa nói thế rồi mà!
Vị giáo sĩ cười ha hả đáp lời:
– Đây là một câu hỏi vô nghĩa, chẳng có lý gì khi
hai người cùng chui ra từ một ống khói lại có người dính bẩn, người sạch sẽ cả!
Bài học: Dù bạn
có thông minh đến đâu, nhưng nếu bạn dùng cả đời để theo đuổi những câu hỏi sai
lầm, thì cuối cùng câu trả lời cũng chẳng đưa bạn đi đến đâu cả.
Ông lão mua sự yên tĩnh
Gary Shacker là một ông lão mang dòng máu của
người Do Thái, sau khi nghỉ hưu, ông đã mua một ngôi nhà đơn sơ ở gần một
trường học.
Sống tại ngôi nhà đó mấy tuần vẫn rất yên tĩnh,
nhưng không lâu sau có ba chàng trai bắt đầu đến chơi ở gần đó và đá vào thùng
rác làm ồn ào, ầm ĩ.
Ông lão không chịu nổi những tiếng ồn ào, ra ngoài
nói chuyện với ba chàng trai đó.
Ông nói: “Các
cháu chơi thật vui vẻ, ta rất thích nhìn các cháu chơi vui vẻ như vậy, nếu mỗi
ngày các cháu đều đến đây đá cái thùng rác đó, ta sẽ cho các cháu mỗi người
mười đồng”.
Ba chàng trai vô cùng thích thú, càng dốc sức biểu diễn “công phu” của bản thân.
Ba chàng trai vô cùng thích thú, càng dốc sức biểu diễn “công phu” của bản thân.
Không ngờ ba ngày sau, ông lão buồn rầu nói: “Lạm phát tiền tệ đã làm giảm thu nhập của ta, từ
ngày mai trở đi, ta chỉ có thể cho các cháu mỗi người năm đồng thôi”.
Ba chàng trai không vui lắm, nhưng họ vẫn chấp
nhận điều kiện của ông lão.
Mỗi ngày họ vẫn tiếp tục đá cái thùng rác đó. Một
tuần sau, ông lão lại nói với họ:“Gần đây
ta vẫn chưa nhận được tiền trợ cấp dưỡng lão, xin lỗi, ta chỉ có thể cho các
cháu mỗi người hai đồng thôi”.
“Hai đồng?” – Một chàng trai
trong số đó xanh mặt nói: “Chúng cháu
sẽ vì hai đồng ít ỏi đó mà ở đây lãng phí thời gian quý báu của mình để biểu
diễn ư, chúng cháu không làm nữa”.
Từ đó trở đi, ông lão lại sống trong những ngày
tháng yên tĩnh.
Bài học: Với
những người trẻ tuổi, những mệnh lệnh có tính chất ép buộc chỉ càng khiến cho
họ thay đổi theo hướng hoàn toàn đối lập. Lợi dụng tư tưởng ngược lại, đối mặt
với họ, mới có thể khiến cho những mong muốn của bản thân đạt được kết quả.
Theo Khỏe và đẹp, Internet