"Ta bóc một quả cam rất chua rồi cảm thấy hối hận. Nhưng đối với quả cam mà nói, đó là tất cả những gì nó có."
Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2025
Sự chân thành
Thứ Hai, 5 tháng 5, 2025
Địa danh Rạch Giá qua các thời kỳ lịch sử
Địa danh Rạch Giá mặc dù đã xuất hiện từ khi
thành lập trấn Hà Tiên năm 1708 nhưng đó chỉ là một cụm dân cư xung quanh rạch
Giá và về sau trở thành tên một ngôi chợ chứ không phải là tên một đơn vị hành
chính.
Năm 1757,
Mạc Thiên Tích thành lập huyện Kiên Giang và huyện Long Xuyên, chúng ta cũng
thấy không nhắc đến tên Rạch Giá.
Theo địa bạ triều Nguyễn lập năm 1936 (Địa bạ Minh Mạng),
năm 1832, vua Minh Mạng thành lập tỉnh Hà Tiên gồm 1 phủ và 3 huyện là Hà Châu,
Kiên Giang và Long Xuyên, trong đó huyện Kiên Giang có 4 tổng là Giang Ninh,
Kiên Định, Kiên Hảo và Thanh Giang, địa bàn thành phố Rạch Giá hiện nay nằm
trong tổng Kiên Định với các xã: An Hòa xã, Sái Phu xã, Minh Hương Vĩnh Lạc xã,
Vĩnh Thạnh xã (Vĩnh Thanh) và Vân Tập xã. Sái Phu xã chính là khu vực chợ Rạch
Giá (cũ).
Vào thời Nguyễn, khu vực Rạch Giá có 3 cơ sở thờ tự quan
trọng là đình Vĩnh Huề, đình Vân Tập và miếu thờ Quan Thánh đế quân. Đình Vân
Tập có phối thờ cá ông, sau trở thành đình thờ Nguyễn Trung Trực.
Ngôi chùa Tam Bảo là một ngôi chùa nhỏ thờ Phật nhưng
được vua Gia Long ban sắc nên gọi là “Sắc tứ Tam Bảo tự”, nguyên ngôi chùa này
do một người phụ nữ tên Dương Thị Oán cất để thờ Phật, dân địa phương gọi là
chùa Bà Hoặng, có lẽ bà là người Hoa Triều Châu, phát âm tiếng Tiều
"Oán" thành "Hoặng" chăng. Tương truyền bà Hoặng có giúp
quân Nguyễn Ánh một ghe lương thực nên vua Gia Long sắc phong cho chùa này.
Mãi cho đến năm 1868 khi thực dân Pháp chiếm Nam kỳ lục
tỉnh và chia tỉnh Hà Tiên cũ thành 2 hạt quản lý (tiểu khu) thì Rạch Giá mới
chính thức là tên của một tiểu khu, đến năm 1900 các tiểu khu chính thức đổi là
tỉnh.
Tỉnh Rạch Giá của chính quyền thực dân rất rộng, mà thủ
phủ là khu vực Rạch Giá, trụ sở tòa hành chánh và dinh tỉnh trưởng nằm bên bờ
hữu con rạch Giá (chỗ UBND tỉnh Kiên Giang và Nhà Thiếu nhi tỉnh hiện nay).
Lỵ sở tỉnh Rạch Giá nằm trong quận Châu Thành. Quận Châu
Thành thời Pháp bao gồm luôn cả huyện Châu Thành, huyện Tân Hiệp, huyện Hòn Đất
và thành phố Rạch Giá hiện nay.
Khu vực trung tâm nơi có lỵ sở của tỉnh thường được gọi
là thị xã gồm các làng Vĩnh Lạc, Vĩnh Thanh, Vĩnh Huề và Vân Tập, sau đó 3 làng
Vĩnh Thanh, Vĩnh Huề và Vân Tập nhập lại thành làng Vĩnh Thanh Vân.
Địa giới hành chính của chính quyền thực dân Pháp tồn tại
đến năm 1954. Từ sau năm 1945, chính quyền kháng chiến gọi các làng trên là
“Thị xã Rạch Giá” cho đến hết cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Vào thời thực dân Pháp cai trị, họ quy hoạch đường
sá trong nội ô tỉnh lỵ, cất nhà lồng chợ, cho dân cất hai dãy phố bên hông chợ,
đồng thời nhiều người có tiền do làm ăn, buôn bán cất nhiều ngôi nhà khá khang
trang theo các con đường được quy hoạch. Một số địa chủ giàu có xây nhà
ngói hoành tráng như biệt thự; làm con đường nối Rạch Giá đi Minh Lương, các
bang hội người Hoa cất các miếu thờ bà Thiên Hậu, thờ Ông Bổn.
Chính quyền xây tòa hành chánh, dinh tỉnh trưởng, tòa án,
kể cả xây nhà tù bằng đá rất chắc chắn, đồng thời đào kênh Ông Hiển để ghe
thuyền từ U Minh ra Rạch Giá thuận lợi hơn. Dọc theo kênh Ông Hiển, nhiều nhà
máy xay lúa, chành lúa gạo mọc lên gom lúa gạo của Rạch Giá chở lên Sài Gòn.
Chính quyền thực dân Pháp đào kinh nhánh (Kênh Nhánh) để thoát nước
làm cho khu vực Vĩnh Thanh Vân được bao bọc bởi các kênh và rạch, từ đó có
nhiều người cho rằng Rạch Giá trước đây là một cù lao.
Ngoài con đường chính từ Rạch Giá đi Minh Lương, chính
quyền thực dân còn làm con đường cặp kênh Ông Hiển (đường Ngô Quyền hiện nay),
con đường cặp mé biển (đường Lâm Quang Ky) và đường từ khu hành chính đi Cầu
Suối (đường Quang Trung).
Chính quyền thực dân còn làm cây cầu quay (dạng cầu cất
lên) nối liền khu hành chánh và khu chợ; làm cây cầu quay (dạng quay thụt) bắc
ngang rạch Vàm Trư sang khu nhà thờ; cây cầu quay (dạng cầu quay ngang) trên
đường Rạch Giá - Minh Lương; xây cầu đúc và cây cầu sắt ngang Kênh Nhánh. Đến
năm 1924 đào kênh xáng Rạch Giá - Hà Tiên, đồng thời làm con đường cặp theo con
kênh này.
Có thể nói rằng chính quyền thực dân đã kiến thiết cơ sở
hạ tầng khá hoàn chỉnh khiến bộ mặt nội ô tỉnh lỵ (thị xã Rạch Giá) thay đổi
rất nhiều.
Năm 1956, chính quyền Sài Gòn đổi tên quận Châu Thành
thành Kiên Thành, lập quận Kiên Tân (Tân Hiệp), năm 1961 thành lập quận Kiên
Lương, địa giới quận Kiên Thành thu hẹp lại. Năm 1958, chính quyền Sài Gòn cho
xây cổng Tam Quan trên đường Nguyễn Trung Trực thuộc xã Vĩnh Lạc, trên cổng có
ghi “Châu Thành Rạch Giá”. Có thể nói đến lúc này Rạch Giá trở thành tên gọi
chính thức khu vực nội ô tỉnh lỵ mặc dù chưa là một dơn vị hành chính. Năm 1970
thành lập thị xã Rạch Giá, địa giới từ An Hòa (Cầu Quay) đến cầu Số 2. Từ năm
này, Rạch Giá chính thức là một địa danh hành chính. Quận lỵ Kiên Thành dời về
Rạch Sỏi.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, quân đội Sài Gòn
lập một sân bay quân sự cho máy bay trực thăng ở ngoài cổng Tam Quan, bên
trái đường Nguyễn Trung Trực xuống đến đường Ngô Quyền, với tên gọi là sân
bay Lạc Hồng, phía bên phải xuống biển là nghĩa trang quân đội.
Cũng từ năm 1970, chính quyền cách mạng cũng theo địa
giới của chính quyền Sài Gòn mở rộng phạm vi của thị xã Rạch Giá.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước ta trải
qua thời kỳ bao cấp, kinh tế không phát triển nên trên địa bàn thị xã Rạch Giá
chỉ phát triển một số xí nghiệp chế biến nông sản và thủy sản. Đời sống khó
khăn nên bộ mặt thị xã Rạch Giá không được phát triển, phải đến sau năm 1986
mới hồi phục và phát triển như hiện nay.
Nhà
nghiên cứu TRƯƠNG THANH HÙNG
Thứ Tư, 23 tháng 4, 2025
Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2025
Tháng 2 vươn mình
Hòa cùng khí thế phát triển chung, tháng 2/2025 đối với tôi được xem là khởi đầu vươn mình, cố gắng hơn nữa!
Good luck!
Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2025
Gặp lại em phương xa
Em đây là Somchit, sinh viên đến từ nước CHDCND Lào xa xôi. Nhân dịp sang Việt Nam, em ghé thăm tôi, tình cảm thầy trò vẫn thắm đượm như ngày nào, rất trân quý.
Chúc em luôn mạnh khỏe và thành công trong cuộc sống nha em!
Thứ Năm, 12 tháng 12, 2024
Nếu tối nay bạn vẫn ngồi ăn cơm cùng gia đình...
“Nếu tối nay bạn vẫn ngồi ăn cơm cùng gia đình thì hãy tin rằng mình rất may mắn!
Nếu bạn phải ở nhiều ngày trong nhà, điều đó có nghĩa là bạn đang bình yên.
Nếu bọn trẻ đang la hét nghịch ngợm trong nhà, điều đó có nghĩa là bạn đang có một gia đình.
Nếu có đống bát đĩa cần phải rửa, điều đó có nghĩa bạn đang không bị đói.
Nếu nơi ở cần phải quét, cửa sổ cần phải lau, đường ống tắc cần phải thông, điều đó có nghĩa bạn đang có một ngôi nhà.
Nếu đôi giày dơ bẩn hoặc ướt sũng nước mưa, điều đó có nghĩa bạn vẫn đi lại được và không phải nằm liệt giường.
Nếu bị tắc đường, điều đó có nghĩa bạn đang có phương tiện cá nhân.
Nếu phải đương đầu với các giờ học và kỳ thi, điều đó có nghĩa bạn đang có điều kiện tiếp thu học vấn.
Nếu bạn còn có những giọt lệ và nụ cười, điều đó có nghĩa bạn vẫn có khả năng cảm nhận.
Nếu có người làm tổn thương bạn, điều đó có nghĩa bạn hiểu là không nên làm như thế và cần đáp lại bằng sự tha thứ và thương yêu.
Nếu có sự mệt mỏi cuối ngày làm việc, điều đó có nghĩa là bạn vẫn có thể lao động kiếm tiền được.
Nếu có chiếc đồng hồ báo thức, réo gọi dậy khi bình minh, điều đó có nghĩa là bạn vẫn còn sống. Và biết ơn, trân trọng những gì bạn có ngay lúc này.” (Sưu tầm)
Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2024
Thứ Tư, 23 tháng 10, 2024
Thứ Ba, 24 tháng 9, 2024
Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2024
Chọn điều mình cho rằng đúng về mặt đạo đức
Khi tàu Titanic chìm, nó chở theo triệu phú John Jacob Astor IV. Số tiền trong tài khoản ngân hàng của ông đủ để đóng 30 chiếc Titanic. Tuy nhiên, đối mặt với nguy hiểm chết người, ông đã chọn điều mà ông cho là đúng về mặt đạo đức và từ bỏ vị trí trên thuyền cứu sinh để cứu hai đứa trẻ đang sợ hãi. Triệu phú Isidor Straus, đồng sở hữu chuỗi cửa hàng bách hóa lớn nhất nước Mỹ, "Macy's", người cũng có mặt trên tàu Titanic, cho biết: "Tôi sẽ không bao giờ bước vào xuồng cứu sinh trước những người đàn ông khác." Vợ ông, Ida Straus, cũng từ chối lên thuyền cứu sinh, nhường chỗ cho người giúp việc mới được bổ nhiệm, Ellen Bird. Cô quyết định dành những giây phút cuối đời bên chồng. Những cá nhân giàu có này thích từ bỏ của cải và thậm chí cả mạng sống của mình hơn là thỏa hiệp với các nguyên tắc đạo đức của mình. Sự lựa chọn ủng hộ các giá trị đạo đức của họ đã làm nổi bật vẻ rực rỡ của nền văn minh nhân loại và bản chất con người.
Nguồn Internet
Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2024
Đừng lười nữa!
1️. Sống thì phải có kế hoạch, mục tiêu rõ ràng. Đừng ậm ờ thế nào cũng được.
2️. Có kế hoạch, mục
tiêu rồi thì hành động đi, đừng chần chừ, đừng trì hoãn. Đừng mãi ăn bánh vẽ
hoài thế, lâu dần chính bản thân bạn cũng thấy chán mình chứ đừng nói người
khác.
3️. Nhất định phải có
kỷ luật bản thân.
4️. Đã nói là làm, sai
cũng làm, phải làm mới rút ra được kinh nghiệm. Còn cứ ngồi đó sợ hãi đủ đường
thì đến cơ hội sai lầm cũng không đến phần bạn.
5️. Google gần như có
thể giải đáp tất cả những gì bạn thắc mắc, nó MIỄN PHÍ mà, hãy tận dụng đi.
6️. Ngoài internet
đừng quên bạn có sách, các thư viện sách luôn chào đón bạn. Nếu không có thời
gian đọc sách giấy, một lần nữa tận dụng internet để đọc sách thông qua các app
(miễn phí, trả phí đều đủ cả) tranh thủ lúc đi xe bus, ngồi chờ coffee, vừa rẻ
vừa tiện dụng.
7️. Đừng suốt ngày up
ảnh, up status sống ảo nữa, nó không khiến chiếc bụng của bạn no được đâu. Tắt
up ảnh ảo và đi kiếm tiền, hoặc học những thứ bổ ích khác đi.
8️. Biết mình không
thông minh thì lấy sự cần cù bù vào. Người ta đọc 1 tháng được 1 quyển sách,
bạn phải đọc ít nhất 3 cuốn.
9️. Với mạng xã hội,
ngưng theo dõi những người ất ơ, thứ xàm xí đi. Ấn theo dõi ngay những người
truyền cảm hứng, những người thành công, những người luôn mang đến cho bạn
nguồn năng lượng tích cực.
1️0. Đừng bao giờ phí
thời gian lướt mạng xã hội một cách vô thức, hãy để dành nó để học ngoại ngữ,
trau dồi thêm kỹ năng bản thân còn thiếu còn yếu.
1️1. Đừng bao giờ để
bản thân rơi vào trạng thái trống rỗng, nghĩa là không biết bản thân muốn gì,
nên làm gì? Phải luôn luôn đẩy bản thân vào guồng hoàn thiện bản thân.
1️2. Khi gặp vấn đề
phải tìm hướng giải quyết ngay, đừng ỉm nó đi... nếu không muốn những vấn đề đó
là tiền đề cho sự thất bại.
1️3. Muốn hội nhập
phải biết ngoại ngữ. Muốn gì thì muốn, ngoài tiếng mẹ đẻ, nhất định phải học
thêm ít nhất một vài ngoại ngữ.
1️4. Lớn rồi, phải
biết chọn bạn mà chơi, nhìn cho rõ đâu là bạn đâu là bè, đâu là người mình nên
tin tưởng đâu là kẻ chỉ để xã giao.
1️5. Thị phi ở đời
nhiều lắm, đừng để bản thân bị cuốn vào những chuyện tào lao, lãng phí thời
gian.
1️6. Phải là người vừa
có tài vừa có đức, biết nhiều biết ít nhưng nhất định phải BIẾT ĐIỀU.
1️7. Tuyệt đối không
lãng phí thời gian vào những người/việc không đáng. Ví dụ như đau khổ, dằn vặt
bản thân khi chia tay, bị từ chối/ hoặc khi làm một việc gì đó thất bại...
TUYỆT ĐỐI KHÔNG. Thời gian đau khổ, dằn vặt đó hãy dành dụm để làm để đối tốt
với bản thân, với những người xứng đáng thì hơn.
1️8. Và điều cuối
cùng, hãy bung hết sức mình mà làm, làm thật quyết liệt... không thành công thì
cũng thành nhân. Nhớ nhé!
Nguồn: Sưu tầm
Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2024
Người đàn ông ... chạy
NGƯỜI ĐÀN ÔNG... CHẠY
1 – Chính là Forrest
Gump, nhân vật lừng danh trong kiệt tác xi nê của điện ảnh Mẽo, một người đàn
ông nhỏ bé hiền lành, IQ dưới trung bình, chẳng có tài năng gì ngoài tài năng
... chạy bộ. Cuộc đời anh có ba sự kiện lớn khiến anh trở thành người chạy nhanh,
chạy dai sức, chạy không biết mệt.
Sự kiện thứ nhất, là
thời nhỏ, vì ngơ ngơ nên hay bị lũ nhóc cùng lứa trêu chọc và bắt nạt, cứ mỗi
lần bị bắt nạt là anh cắm đầu chạy thục mạng. Chạy đến mức, chẳng có ai đuổi
nữa vẫn chạy. Chạy miết thành quen...
Lớn lên vào lính, tham
gia chiến trường việt nam, trong lần bị bao vây, bị bắn xối xả, thế là anh
quăng súng và chạy. Anh chạy nhanh quá đạn không đuổi kịp nên thoát thân. Ra
khỏi vòng vây, ngoảnh lại chả thấy mống đồng đội nào, thế là anh lại chạy ngược
lại để tìm đồng đội. Hóa ra đồng đội người bị thương, người đã ngỏm, nằm la
liệt. Thế là anh vác đồng đội, từng người, chạy thục mạng... trong đạn lửa vẫn
ngút trời vây quanh...
Sự kiện thứ ba, quanh
trọng nhất, ấy là cô bạn gái Jenny bỏ đi vào sáng sớm, sau đêm ân ái nồng
nhiệt.
Cô Jenny này vốn là
bạn học của Forrest Gump và chả hiểu sao anh chàng ba ngơ này yêu cô ta từ thủa
mới lớn. Anh trung thành với tình yêu đó đến khi trưởng thành, rồi già hói, anh
vẫn không bao giờ thôi yêu cô ấy.
Nhưng Jenny, trái ngược
với Forrest Gump, là cô gái hệ “ dân chơi”, sống khá buông thả, cô theo trào
lưu Hippy, rồi theo nhóm nhạc Rock, chơi ma túy, giao hợp tưng bừng với các
kiểu bạn trai.
Forest Gump biết
không? Anh biết, thậm chí anh chứng kiến hẳn hoi, nhưng anh không phiền. Anh là
chàng ba ngơ, chỉ biết trung thành với tình yêu trong tim mình mà thôi...
Cô nàng kia biết anh
yêu cô, cô cảm động và trân trọng, nhưng cô không thể sống với anh vì biết,
sống với anh chán ốm. Chỉ đến khi cô ngã bệnh, hệ quả của việc chơi bời, thì cô
để Forest Gump đón về trang trại của anh, và anh tự tay chăm sóc cô...
Đợt này, vì quá thương
anh và cả biết ơn anh, nên cô mời anh giao hợp. Chàng trai ngót 30 tuổi lần đầu
được chén nên bối rối run rẩy rồi ... không lên được, may mà cô kia sành điệu,
thao tác linh hoạt nên hướng dẫn anh thực hiện cuộc giao hoan...
Anh quá ư thỏa mãn,
quá ư hạnh phúc, tưởng cuộc đời mỹ mãn từ đây.
Nào ngờ, một sáng sớm
Jenny bỏ đi. Cô bỏ đi không phải vì giận anh, mà vì cô cảm thấy cuộc đời của cô
là phải ở ngoài kia, là tung tẩy giang hồ...
3 – Vậy là, chỉ còn
lại chàng ba ngơ mặt đần thối, buồn bã một mình trong trang trại mênh mông, và,
một ngày không hiểu tại sao anh muốn chạy một chút vì thế anh quyết định chạy
ra cổng, rồi chạy đến cuối con đường làng
Đến cuối đường làng,
anh bụng bảo dạ, hạy chạy mẹ luôn ra ngoài thị trấn. Thế là anh chạy tuốt ra
thị trấn. Nhưng, cũng chỉ guồng chân một lúc là hết thị trấn, anh lại tự nhủ,
mình có thể chạy ra khỏi hạt Greenbow. Rồi anh nghĩ nếu mình có thể chạy xa như
vậy thì mình có thể chạy ra khỏi bang Alabama luôn thể.
Và anh chạy khỏi bang
Alabama
Rồi, chính anh chả
hiểu tại sao, anh cứ tiếp tục chạy. Anh chạy luôn ra tới bờ biển. Tất nhiên,
phía trước là biển cả mênh mông nên anh dừng lại, và tự nhủ, mình đã chạy xa đến
thế rồi, có lẽ mình nên quay lại và chạy tiếp
Và anh chạy tiếp đến
bờ biển khác, anh lại nghĩ, mình đã chạy xa đến thế, có lẽ mình nên quay lại và
chạy tiếp và anh lại quay lại chạy tiếp, cứ thế, khi mệt thì đi ngủ, khi đói
thì ăn, khi cần phải ỉa đái thì dừng lại ỉa đái...
Và cứ thế, anh chạy,
băng qua những cánh đồng cỏ mênh mông, những thành phố đông đúc ồn ào, những
cây cầu bắc qua sông nước cuồn cuộn, anh chạy dọc nước Mỹ, chạy từ khi mày râu
nhẵn nhụi tóc còn húi cua đến khi râu tóc um tùm, tua tủa, như quan vân trường,
anh vẫn chạy...
Trong khi chạy anh
nghĩ gì?
Anh nghĩ về mẹ, về
những người bạn thời chiến tranh, nhưng hơn tất cả, anh nghĩ và nhớ về Jenny.
Anh rất nhớ cô ấy.
Như vậy là anh từng
chạy vì sợ hãi, chạy vì muốn cứu bạn bè, và lần này anh chạy chỉ để cố vơi đi
nỗi nhớ người mình thương yêu, đó là giải pháp của anh, cũng như các bạn có thể
hốc rượu, đi bar, cắn thuốc lắc, nghĩ mưu đong xèng hay gì đó ... để lấp chỗ
trống vậy!
4 – Rồi sự kiện anh
một mình chạy bộ bền bỉ suốt dọc nước Mỹ đã được truyền thông để ý, đài báo đưa
tin, thậm chí họ còn thông báo đến người dân từng chặng hành trình của anh:
“ Hôm nay, người đàn
ông tên Forrets Gump, người đã chạy bộ dọc nước Mỹ lần thứ tư, sẽ một lần nữa
băng qua sông Misissipi...”
Rồi các phóng viên các
hãng truyền thông với các phương tiện thu âm ghi hình, hùng hục đuổi theo anh,
vừa chạy vừa phỏng vấn:
- Xin hỏi điểm đến
tiếp theo của anh là ở đâu
- Có phải, Anh chạy vì
hòa bình thế giới không
- Anh chạy vì những
người vô gia cư? Vì nữ quyền? Vì môi trường? Vì trẻ em khuyết tật...
Anh không trả lời, anh
cứ chạy. Sau này anh kể lại:
- Hình như họ không
tin rằng có ai đó cứ chạy mãi mà chẳng vì lý do nào cả! Chỉ là, tôi thích thì
chạy thôi! Sự thật là vậy, tôi thích thì tôi chạy thôi mà! Tôi không hiểu tại
sao, việc tôi chạy lại có ý nghĩa nào đó với mọi người
Rồi có những người ở
các thành phố mai phục chờ ngóng, khi anh chạy qua thì họ đuổi theo, vừa chạy
cùng anh vừa hổn hển:
- Anh thật vĩ đại, nhờ
có anh tôi đã biết sống vì mọi người... tôi sẽ theo anh đến bất cứ nơi đâu
Thế là anh có thêm bạn
đồng hành, và bạn đồng hành cứ ngày càng tăng dần thành đám đông rùng rùng theo
anh, họ nói rằng, anh đã cho họ niềm hy vọng. Hóa ra, cuộc sống của họ chán đến
mức chả còn hy vọng gì, và khi nhìn thấy ông dở hơi chạy bộ, họ bỗng có hy vọng
5- Rồi, có người đuổi
theo anh hỏi rằng, anh có thể giúp họ làm slogan cho hãng ống xả xe hơi được
không, vì họ cần một slogan sao cho dễ nhớ trong khi anh đang là nguồn cảm hứng
cho mọi người nên anh có thể giúp. Anh không nói gì, cứ chạy. Bỗng xuất hiện
vài bãi cứt chó ngoài đường, người đàn ông kia thốt lên:
- Ôi, anh vừa chạy qua
bãi cứt chó...
- Chuyện đó nhiều lắm
- Chuyện gì cơ, cứt á?
Vài năm sau, xuất hiện
hãng ống xả xe hơi rất nổi tiếng với slogan “Shit Happens” vô cùng bán chạy
Có hãng áo thun sắp
phá sản, bèn chạy theo anh xin được in mặt anh lên áo, thế là giàu to...
Anh vẫn cứ chạy và đám
đông vẫn cứ rùng rùng bám theo như ... đàn ruồi.
6 – Đến một ngày, bỗng
nhiên anh dừng lại. Anh chạy chẳng vì lý do gì và anh dừng lại cũng chẳng vì lý
do gì. Anh nhớ, khi đó anh đã chạy được khoảng 4 năm.
Khi anh dừng lại, đám
đông phía sau anh cũng dừng lại. Họ thì thào nhắc nhở nhau với vẻ rất nghiêm trang:
- Trật tự nào, anh ấy
đã dừng lại, giờ chắc anh ấy sẽ nói điều gì đó..
He he... đám đông tin
anh là thánh nhân, mà thánh nhân đang chạy bỗng dừng lại hẳn là có lý do gì rất
nghiêm trọng cần thông báo.
Anh đứng nhìn đám đông
một lúc rồi bảo:
- Tôi mệt rồi, giờ đến
lúc tôi quay lại và về nhà!
Đám đông rẽ lối cho
anh quay lại, đi về. Anh đi qua đám đông như một lãnh tụ tôn giáo, còn đám đông
nhìn anh như nhìn thần linh.
Anh đi xa dần, và và
họ ngơ ngác nhìn nhau:
- Còn chúng ta thì
sao, chúng ta biết làm gì bây giờ?
Chắc cuộc đời sẽ quay
lại sự vô nghĩa và nhàm chán như trước đó, khi một bố dở hơi không ... chạy
nữa.
Ảnh : người đàn ông
chạy và đám đông - chụp từ phim
Nguồn: Internet
Thứ Năm, 25 tháng 4, 2024
Vì em còn thương
Vì
em còn thương
Sáng tác: Hùng Quân
Ca sĩ : Lê Thuý Anh
Studio: HIEUSTUDIO
Mix & Master: Lê Minh Hiếu
Stylist : Phạm Bảo Luận
Photo : Huỳnh Trí Nghĩa
Make-up : Qui Doan
Hair : Eric Nguyen
Graphic Design : Nam Doan
MV Lyrics by Team CBMG
LYRICS:
Bên đời nhau một lần mà lòng cứ ngỡ trăm năm về sau
Thoáng đôi chút dại khờ mà thổn thức mãi trong tim còn đau
Bao ngày ta mệt nhoài chỉ vì cứ quẩn quanh trong nỗi nhớ
Tháng năm như tàn úa con tim mộng mơ
Nếu anh biết một lần rằng em trót lỡ thương nhưng lặng câm
Nếu em chẳng ngộ nhận thì giờ có lẽ không ai bận tâm
Nuốt cay đắng vào lòng tìm một lối thoát cho duyên đã lỡ
Dẫu trong tim vụn vỡ yêu thương đong đầy nỗi xót xa
Vì em còn thương còn yêu anh vô bờ
Vì em còn tiếc còn nhớ nên mong chờ
Chờ anh về trong cơn say
Cho dẫu mai đây tình ta mang bao lầm lỡ
Chỉ cần được bên đời nhau thêm một lần
Chỉ cần được yêu dù đắng cay muôn phần
Chỉ cần được trong tay nhau
Dẫu chết trong nhau trăm lần không đớn đau
Nguồn: Internet
Thứ Năm, 7 tháng 3, 2024
Cái gì đã qua, hãy cho qua
Hãy dũng cảm đối mặt với quá khứ, buông bỏ những điều cũ, những lo lắng bận tâm và đón chào 01 tương lai tốt đẹp hơn ở phía trước !
Chủ Nhật, 18 tháng 2, 2024
Thứ Ba, 16 tháng 1, 2024
Chào Năm mới
Năm 2023 đã trở thành năm cũ, 01 năm quá khó khăn và nhiều thử thách cho tất cả,... Chào Năm mới và hy vọng sẽ tốt hơn và... mới!
Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2023
Khen thì dễ, chê mới khó
Nhà văn Di Li vừa ra mắt cuốn sách "Tật xấu người Việt" kể 48 câu chuyện về tính tự ái, trọng tình hơn lý, sự phiến diện, thích đổ lỗi, lười cảm ơn, lười đọc sách, lười biểu hiện cảm xúc tích cực mà chỉ ưa nói thẳng những điều tiêu cực, chê vùi dập khen bốc giời, vô duyên hay xen vào chuyện cá nhân, trọng nam khinh nữ, hay cả nể, hay gây ồn ào, quan cách, ưa hối lộ, tham nhũng vặt, ưa thành tích...
Di Li viết với mong muốn một ngày nào đó những tật xấu đó dần biến mất,
thay bằng những vẻ đẹp mà mình đã có.
Người đọc thấy được những tật xấu của
mình trong đó nhưng không tự ái mà suy nghĩ lại, thay đổi mình.
Thứ Bảy, 11 tháng 11, 2023
Cô đơn
Có lúc, tôi cảm giác mình xa cách loài người, đó là 01 trạng thái không dễ chịu chút nào. Cuộc sống vốn dĩ là nơi để con người giao tiếp với nhau, cô đơn khiến họ cảm thấy như bỏ lại ở phía sau, vô giá trị. Tuy nhiên tôi tồn tại, đó là 01 niềm hạnh phúc. Có 02 câu nói hay: Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại (của một triết gia) và: Ít nhất sự tồn tại của bạn vẫn có ích cho 01 cái cây. Ngay cả khi bạn chỉ ngồi yên và thở!
Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2023
Thứ Hai, 25 tháng 9, 2023
Chia sẻ: Hành nghề luật sư nỗi buồn nhiều vô kể
Nghề luật sư khó hơn nghề bác sĩ ở chỗ công cụ hành nghề là tư duy của mình, không có máy xét nghiệm, chụp chiếu,… hỗ trợ như nghề bác sĩ, không có phác đồ, không có công cụ, dụng cụ hỗ trợ, chỉ có cái não của chính mình để tư duy, cái miệng để trình bày, tranh luận. Nghề luật sư phải tự mình đào tạo mình, tự mình xây dựng thương hiệu cá nhân, có rất nhiều “đối thủ” trình độ cao (LS đồng nghiệp, cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan hành chính…), kinh nghiệm nhiều, thậm chí có quyền lực nhà nước trong tay, có tổ chức hỗ trợ… thành ra cứ có nhiều chuyện cười ra nước mắt. Nhiều vụ việc tiến hành gần đến đích, bổng thân chủ buông luật sư để theo người có quyền lực, vì bản chất quyền lực mới đem lại quyền lợi cho thân chủ. Luật sư hướng tới công lý và lợi ích, còn thân chủ chỉ hướng tới lợi ích. Vì thế, nhiều thân chủ đạt được lợi ích mong muốn, biến luật sư thành chàng hề trước cường quyền, gian xảo. (St)
Chủ Nhật, 3 tháng 9, 2023
Quên
Đó là trạng thái không nhớ được, không thể nhớ được. Báo hiệu sức khỏe giảm sút, tuổi già đang đến
01 tháng không vào blog, có thể do quên, nhưng không thể là tình cảm đã vơi đi
Vẫn giữ là mình, tử tế ở đời, không thay đổi dù bất kỳ hoàn cảnh nào
Thứ Tư, 26 tháng 7, 2023
À ra thế
Ai cũng có thời gian khó khăn, thời gian bị xem thường và ghét bỏ. Ai cũng phải trải qua
những chuyện như vậy để mà học cách nhìn người, nhìn đời, để biết đâu thật giả,
phải trái, trắng đen.
Thứ Tư, 14 tháng 6, 2023
Nuôi thú cưng
Khi bạn nuôi thú cưng
cũng có nghĩa là bạn đang tự gieo hạt giống nỗi buồn vào trong mình
(st)
Thứ Năm, 4 tháng 5, 2023
Ý chí là thứ quan trọng nhất
Ý chí là thứ quan trọng nhất, dù hoàn cảnh có thay đổi. Không có ý chí, sẽ sống 01 cuộc đời thất bại.
Không thể quá kén chọn trong việc hợp tác với ai, sẵn sàng làm việc với bất kỳ ai.
Thứ Ba, 18 tháng 4, 2023
Đón sinh viên luật thực tập
17/4/2023 đón sinh viên luật thực tập (khóa 2 KGG)
Chúc các em tiếp thu nhiều kiến thức, làm nền tảng cho việc bước chân vào thị trường lao động 01 ngày không xa!
Chủ Nhật, 5 tháng 3, 2023
Vòng đời của 01 luật sư
VÒNG ĐỜI CỦA MỘT LUẬT SƯ
Thứ Tư, 1 tháng 2, 2023
Ba thương yêu!
Bốn chín ngày xa Bố
Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2023
Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2022
Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2022
Thứ Tư, 26 tháng 10, 2022
Thứ Hai, 26 tháng 9, 2022
Bản năng và ý thức
Một người đàn ông nhìn thấy một con rắn đang cháy trong ngọn lửa và quyết định giải phóng nó khỏi ngọn lửa. Rắn cắn ngay khi bắt được.
Thứ Tư, 24 tháng 8, 2022
Đối nhân xử thế
Ở đời không ai có nghĩa vụ phải đối xử tốt với ai cả, chẳng qua đó là cái nghĩa, cái tình và có qua có lại. Chỉ có cha mẹ là đối xử với con mà không điều kiện nào cả!
Thứ Hai, 25 tháng 7, 2022
Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2022
Hãy kiên trì
Cuộc đời thực ra cũng giống một con đường, nếu không đi về phía trước, sẽ không bao giờ biết được phong cảnh chặng sau là như thế nào, vì vậy, dù sao đi nữa, hãy kiên trì.
Nguồn: Internet
Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2022
Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2022
Giữ gìn đạo đức con người
Nhà toán học Ả Rập vĩ đại Al Khawarizmi khi được hỏi về giá trị của con người, ông đã trả lời:
Thứ Tư, 16 tháng 3, 2022
Danh sách 64 cán bộ chiến sĩ hy sinh ngày 14-3-1988 trên vùng biển Gạc Ma - Len Đao
Ngày 14/3/1988, trên vùng biển Gạc Ma - Len Đao (Trường Sa,
Khánh Hòa), 64 cán bộ chiến sĩ Hải quân đã anh dũng hy sinh trong trận
chiến để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
1. Trần Văn Phương - 1965 Thiếu uý B trưởng 3.1983 Gạc Ma -
Quảng Phúc, Quảng Trạch, Quảng Bình
2. Trần Đức Thông - 1944 Trung tá Lữ phó Gạc - Ma Minh Hoà, Hưng
Hà, Thái Bình
3. Nguyễn Mậu Phong - 1959 Thượng uý B trưởng 11.1977 Gạc Ma -
Duy Ninh, Lệ Ninh, Quảng Bình
4. Đinh Ngọc Doanh - 1964 Trung uý B trưởng 9.1982 Gạc Ma - Ninh
Khang, Hoa Lư, Ninh Bình (Cam Nghĩa, Cam Ranh, Khánh Hoà)
5. Hồ Công Đệ - 1958 Trung uý (QNCN) Y sĩ 2.1982 Gạc Ma - Hải
Thượng, Tĩnh Gia, Thanh Hoá
6. Phạm Huy Sơn - 1963 Chuẩn uý (QNCN) Y sĩ 2.1982 Gạc Ma - Diễn
Nguyên, Diễn Châu, Nghệ An
7. Nguyễn Văn Phương - 1969 Trung sĩ Cơ yếu 3.1987 Gạc Ma - Mê
Linh, Đông Hưng, Thái Bình
8. Bùi Bá Kiên - 1967 Trung sĩ Chiến sĩ 3.1986 Gạc Ma - Văn
Phong, Cát Hải, Hải Phòng
9. Đào Kim Cương - 1967 Trung sĩ Báo vụ 2.1985 Gạc Ma - Vương
Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh
10. Nguyễn Văn Thành - 1967 Trung sĩ Chiến sĩ 3.1982 Gạc Ma -
Hương Điền, Hương Khê, Hà Tĩnh
11. Đậu Xuân Tứ (Tư) - 1964 Trung sĩ Chiến sĩ 3.1985 Gạc Ma -
Nghi Yên, Nghi Lộc, Nghệ An
12. Lê Bá Giang - 1968 Hạ sĩ Báo vụ 3.1987 Gạc Ma - Hưng Dũng,
Vinh, Nghệ An
13. Nguyễn Thanh Hải - 1967 Hạ sĩ Quản lý 3.1986 Gạc Ma - Sơn
Kim, Hương Sơn, Hà Tĩnh
14. Phạm Văn Dương - 1967 Hạ sĩ A trưởng 3.1986 Gạc Ma - Nam Kim
3, Nam Đàn, Nghệ An
15. Hồ Văn Nuôi - 1967 Trung sĩ Chiến sĩ 8.1985 Gạc Ma - Nghi
Tiến, Nghi Lộc, Nghệ An
16. Cao Đình Lương - 1967 Trung sĩ A trưởng 8.1985 Gạc Ma -
Trung Thành, Yên Thành, Nghệ An
17. Trương Văn Thịnh - 1966 Trung sĩ Chiến sĩ 8.1985 Gạc Ma -
Bình Kiến, Tuy Hoà, Phú Yên
18. Võ Đình Tuấn - 1968 Trung sĩ Quản lý 8.1986 Gạc Ma - Ninh
Ích, Ninh Hoà, Khánh Hoà
19. Phan Tấn Dư - 1966 Trung sĩ Báo vụ 2.1986 Gạc Ma - Hoà
Phong, Tây Hoà, Phú Yên
20. Vũ Phi Trừ - 1955 Đại uý Thuyền trưởng HQ604 Đội 10 - Quảng
Khê, Quảng Xương, Thanh Hoá
21. Vũ Văn Thắng Thượng uý Thuyền phó HQ604 - Văn Hàn, Thái
Hưng, Thái Thụy, Thái Bình
22. Phạm Gia Thiều - 1962 Thượng uý Thuyền phó HQ604 - Hưng Đạo,
Đông Hạ, Nam Ninh, Nam Định
23. Lê Đức Hoàng - 1962 Trung uý Thuyền phó HQ604 - Nam Yên, Hải
Yên, Tĩnh Gia, Thanh Hoá
24. Trần Văn Minh - 1962 Thiếu úy (QNCN) Máy trưởng HQ604 - Đại
Tân, Quỳnh Long, Quỳnh Lưu, Nghệ An
25. Đoàn Khắc Hoành - 1959 Thượng sĩ Trưởng thông tin HQ604 -
163 Trần Nguyên Hãn, Q. Lê Chân, Hải Phòng
26. Trần Văn Chức - 1965 Hạ sĩ Nv cơ điện HQ604 - Đội 1, Canh
Tân, Hưng Hà, Thái Bình
27. Hán Văn Khoa - 1962 Trung sĩ Nv cơ điện HQ604 - Đội 6, Văn
Lương, Tam Nông, Phú Thọ
28. Nguyễn Thanh Hải - 1968 Hạ sĩ Chiến sĩ HQ604 - Mỹ Ca, Chính
Mỹ, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng
29. Nguyễn Tất Nam - 1967 Hạ sĩ Chiến sĩ HQ604 - Thường Sơn, Đô
Lương, Nghệ An
30. Trần Khắc Bảy - 1967 Hạ sĩ Chiến sĩ HQ604 - Lê Hồ, Kim Bảng,
Hà Nam
31. Đỗ Viết Thành - 1964 Hạ sĩ Chiến sĩ HQ604 - Thiệu Tân, Đông
Sơn, Thanh Hoá
32. Nguyễn Xuân Thuỷ - 1967 Hạ sĩ Chiến sĩ HQ604 - Phú Linh,
Phương Đình, Trực Ninh , Nam Định
33. Nguyễn Minh Tân - 1956 Thượng uý E83 công binh HQ604 - Dân
Chủ, Hưng Hà, Thái Bình34. Võ Minh Đức - 1968 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 -
Liên Thuỷ, Lệ Ninh, Quảng Bình
35. Trương Văn Hướng - 1966 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 - Hải
Ninh, TP Đồng Hới, Quảng Bình
36. Nguyễn Tiến Doãn Binh nhất A trưởng E83 HQ604 - Ngư Thủy, Lệ
Thủy, Quảng Bình
37. Phan Hữu Tý - 1966 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 - Phong
Thuỷ, Lệ Thủy, Quảng Bình
38. Nguyễn Hữu Lộc - 1968 Binh nhì Chiến sĩ E83 HQ604 - Tổ 22
Hoà Cường, Đà Nẵng
39. Trương Quốc Hùng - 1967 Binh nhì Chiến sĩ E83 HQ604 - Tổ 55,
Hoà Cường, Đà Nẵng
40. Nguyễn Phú Đoàn - 1968 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 - Tổ 47,
Hoà Cường, Đà Nẵng
41. Nguyễn Trung Kiên- 1968 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 - Nam
Tiến, Nam Ninh, Nam Định
42. Phạm Văn Lợi - 1968 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 - Tổ 53,
Hoà Cường, Đà Nẵng
43. Trần Văn Quyết - 1967 Binh nhì Chiến sĩ E83 HQ604 - Quảng
Thuỷ, Quảng Trạch, Quảng Bình
44. Phạm Văn Sỹ - 1968 Binh nhì Chiến sĩ E83 HQ604 - Tổ 7, Hoà
Cường, Đà Nẵng
45. Trần Tài - 1969 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 - Tổ 12, Hoà
Cường, Đà Nẵng
46. Lê Văn Xanh - 1967 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 - Tổ 38, Hoà
Cường, Đà Nẵng
47. Lê Thể - 1967 Binh nhì Chiến sĩ E83 HQ604 - Tổ 29 An Trung
Tây, Đà Nẵng
48. Trần Mạnh Việt - 1968 Binh nhì Chiến sĩ E83 HQ604 - Tổ 36,
Bình Hiên, Đà Nẵng
49. Trần Văn Phòng - 1962 Thượng uý C trưởng E83 HQ604 - Minh
Tân, Kiến Xương, Thái Bình
50. Trần Quốc Trị - 1955 Binh nhất A trưởng E83 HQ604 - Đông
Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
51. Mai Văn Tuyến - 1968 Binh nhì Chiến sĩ E83 HQ604 - Tây An,
Tiền Hải, Thái Bình
52. Trần Đức Hoá - 1966 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 - Trường
Sơn, Quảng Ninh, Quảng Bình
53. Phạm Văn Thiềng - 1967 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 - Đông
Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
54. Tống Sỹ Bái - 1967 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 - Khóm 3,
phường 1, Đông Hà, Quảng Trị
55. Hoàng Anh Đông - 1967 Binh nhì Chiến sĩ E83 HQ604 - Khóm 2,
phường 2, Đông Hà, Quảng Trị
56. Trương Minh Phương - 1963 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 -
Quảng Sơn, Quảng Trạch, Quảng Bình
57. Hoàng Văn Thuý - 1966 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 - Hải
Ninh, TP Đồng Hới, Quảng Bình
58. Võ Văn Tứ - 1966 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 - Trường Sơn,
Quảng Ninh, Quảng Bình
59. Phan Hữu Doan - 1960 Trung uý Thuyền phó HQ605 - Chí Tiên,
Thanh Hòa, Phú Thọ
60. Bùi Duy Hiển - 1966 Trung sĩ Báo vụ HQ605 - Thị trấn Diêm
Điền, Thái Thuỵ, Thái Bình
61. Nguyễn Bá Cường - 1962 Thượng sĩ Học viên HVHQ HQ605 - Thanh
Quýt, Điện Thắng, Điện Bàn, Quảng Nam
62. Kiều Văn Lập - 1963 Thượng sĩ Học viên HVHQ HQ605 - Phú
Long, Long Xuyên, Phúc Thọ, Hà Nội
63. Lê Đình Thơ - 1957 Thượng uý (QNCN) Nv đoàn 6 HQ605 - Hoằng
Minh, Hoằng Hoá, Thanh Hoá
64. Cao Xuân Minh - 1966 Binh nhất Chiến sĩ đoàn 6 HQ605 - Hoằng
Quang, Hoằng Hoá, Thanh Hoá
Thái An tổng hợp - Vietnamnet